Nội dung bài viết
- Tại sao Thiền Viện Vạn Hạnh lại thu hút nhiều khách du lịch đến thế?
- "Thông tin về chùa Vạn Hạnh Đà Lạt"
- Đánh giá toàn diện kiến trúc chùa Vạn Hạnh
- Hướng dẫn cách đi tới chùa Vạn Hạnh
- Kết luận
Tại sao Thiền Viện Vạn Hạnh lại thu hút nhiều khách du lịch đến thế?
2.1 Lối kiến trúc đặc trưng độc đáo Thiền Viện Vạn Hạnh
Thiền Viện Vạn Hạnh được xây dựng vào năm 1952 đến nay đã trải qua 6 lần trùng tu sửa chữa tuy nhiên vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, phong cách kiến trúc đặc trưng vốn có. Ở Thiền Viện Vạn Hạnh, bạn sẽ thấy được hững đôi rồng phượng mang đậm phong cách kiến trúc của người Á Đông đặc trưng, mang nét kiến trúc vửa cổ kính vừa hiện đại. Tại Thiền viện Vạn Hạnh bạn sẽ thấy rất nhiều bức phù điêu nói về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ khi sinh thành cho đến lúc nhập niên bàn. Vì thế, nếu là một Phật tử hoặc có đam mê với nền Phật giáo nói chung thì chùa Vạn Hạnh chính là nơi bạn không nên bỏ qua.
Cổng chùa dù qua nhiều lần tu sửa vẫn giữ được nét cổ kính với các tượng rồng điêu khắc tỉ mỉ. Bên cạnh bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu – Tượng Phật lớn nhất tại Đà Lạt thì Thiền Viện Vạn Hạnh còn có vô vàn bức tượng to nhỏ khác được đặt rải rác trong khuôn viên của thiền viện để du khách tự do tham quan, chiêm ngưỡng. Các bức tượng có thể kể đến như tượng Phật Bồ Tát Văn Thù, Tượng Phật Bồ Tát Di Lặc. Tượng Phật Bồ Tát Phổ Hiền, Tượng Phật Bồ Tát Đạt Ma… Dù là người theo tín ngưỡng nào, khi đến đây bạn vẫn sẽ có được những trải nghiệm mới lạ và độc đáo tại địa điểm tham quan, du lịch mang đậm nét tâm linh này.
Tượng Phật Vàng độc đáo tại Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt. Cổng chào tại thiền viện vẫn còn gìn giữ được nét kiến trúc xưa dù đã qua nhiều lần tu sửa. Cổng được làm từ gỗ và được điêu khắc nhiều hoa văn tỉ mỉ. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hoa văn hình rồng ở bất kỳ đâu tại chùa Vạn Hạnh vì đây là một họa tiết rất đặc trưng của các kiến trúc cổ xưa. Cổng có 3 lối vào, với 2 lối nhỏ hai bên và một lối đi lớn ở giữa. Tuy nhiên, đừng vì thấy lối giữa to lớn mà “bon chen” đi vào đấy nhé. Hãy lựa 2 lối nhỏ hai bên để đi thôi bạn nhé!
2.2 Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu – Tượng Phật lớn nhất tại Đà Lạt
Điểm nhấn độc đáo nhất và cũng là điều thu hút nhiều du khách đến đây tham quan nhất là Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu to lớn được đặt tại chính điện. Tượng được khởi công xây dựng vào năm 2002, có chiều cao là 24m, chiều rộng là 20m. Tay phải Phật cầm đóa hoa sen – Một hình ảnh đặc trưng của Thiền Tông hay còn gọi hoa “niêm hoa vi tiếu”. Vì thế mà bức tượng được gọi là Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu. Tượng được đặt trên một đài sen lớn, phía dưới đài sen là một ngọn giả sơn. Phía bên trong ngọn giả sơn còn có 1 hàng động có chứa các hình tượng các vị tổ sư đang thêm thiền nhập định.
2.3 Bảo tàng lịch sử tại Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt – Nơi lưu trữ nhiều dấu tích thời gian
Bên cạnh lối kiến trúc cổ kính, hay bức tượng lớn nhất thành phố Đà Lạt thì du khách còn đặc biệt yêu mến Thiền Viện Vạn Hạnh khi ở đây có cả một bảo tàng chứa đựng những dấn ấn thời gian, lịch sử phát triển của thiền viện. Bạn có thể tìm thấy chuông đồng, chiêng đồng, tượng ngọc bích… và rất nhiều vật cổ khác. Nếu là một người yêu thích lịch sử, tìm hiểu thêm về sự phát triển của Phật giáo thì bạn không nên bỏ qua nơi đây.
Bảo tàng lịch sử tại Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt với nhiều đồ cổ lưu giữ nhiều câu chuyện và dấu tích thời gian đặc biệt độc đáo.
"Thông tin về chùa Vạn Hạnh Đà Lạt"
Thiền Viện Vạn Hạnh đã được xây dựng cách đây hơn 60 năm. Nơi đây là một trong những công trình có lối kiến trúc cổ đặc biệt. Mặc dù có tuổi thọ từ lâu đời, thế nhưng cho đến hiện nay chùa vẫn đang được sử dụng và duy trì vận hành một cách tốt nhất. Ban đầu chùa được chính thức xây dựng vào năm 1952 với tên là "Niệm Phật Đông Dương Thành". Sau đó, năm 1957, tên của chùa đã được thay đổi thành "Khuôn Hội Vạn Hạnh". Tiếp theo, vào năm 1964, chùa đã trải qua quá trình tu sửa và mở rộng với việc xây dựng thêm một chánh điện. Trong năm này, chùa lại thực hiện việc đổi tên từ Khuôn Hội Vạn Hạnh thành Chùa Vạn Hạnh. Trụ trì đầu tiên của chùa là Đại Đức Thích Viên Thanh, người đã được giáo hội Phật Giáo bổ nhiệm vào năm 1980.
Ấn tượng tiếp theo của chùa là việc xây dựng tiền đường bằng mái ngói vào ba năm sau đó. Đến năm 1991, chùa tiếp tục thực hiện dự án xây dựng thiên cảnh rồng thiền Quan Âm thị hiện. Cuối cùng, vào năm 1992, chùa đã đổi tên một lần nữa trở thành Thiền Viện Vạn Hạnh như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Đánh giá toàn diện kiến trúc chùa Vạn Hạnh
Thiền Viện Vạn Hạnh đã trải qua tổng 6 lần tu sửa. Lối kiến trúc của chùa mang 2 phong cách. Vừa hiện đại vừa cổ điển nhưng lại được những bàn tay tài hoa kết hợp khá hài hoà với nhau. Những cặp rồng phượng mang đậm nét kiến trúc của dân Đông Á, cộng thêm những chi tiết hoa văn khác khá bắt mắt và rực rỡ, trang nghiêm.
Chùa Vạn Hạnh - Nét Đẹp Kiến Trúc và Nghệ Thuật Độc Đáo
Chùa Vạn Hạnh còn sở hữu nhiều bức phù điêu kể về cuộc đời của Phật Thích Ca. Kể từ lúc sinh thành cho đến lúc niết bàn. Tất cả những bức phù điêu trên đều làm cho các vị khách khi đến đây cảm thấy thật sinh động và trang nghiêm.
Chánh điện của chùa được trang trí và thờ tượng phật Thích Ca cùng nhiều bức tượng phật khác nhau. Những bức tượng có những hình thù và kích thước rất riêng biệt như: Bồ Tát Quan Thế Âm, Phật Di Lạc, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Đạt Ma,…
Thế nhưng để kể đến điểm nhấn đặc biệt nhất của ngôi chùa Vạn Hạnh Đà Lạt này chính là tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu khổng lồ ngoài trời. Đây được xem là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của Phật Giáo Việt Nam chúng ta. Được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật đẹp và hiện đại nhất nước ta.
Chùa Vạn Hạnh còn sở hữu nhiều bức phù điêu kể về cuộc đời của Phật Thích Ca và các di tích lịch sử khác, tạo nên một không gian linh thiêng, đậm đà văn hóa và tâm linh. Đây là điểm đến lý tưởng cho các du khách yêu thích khám phá văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Hướng dẫn cách đi tới chùa Vạn Hạnh
Khám phá Chùa Vạn Hạnh ở Đà Lạt
Chùa Vạn Hạnh nằm tại số 39 Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nằm trên một trong những con đường nổi tiếng nhất của Đà Lạt, chùa Vạn Hạnh thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn cả du khách.
Đến thăm chùa Vạn Hạnh, du khách sẽ dễ dàng di chuyển từ chợ Đà Lạt theo đường Mai Anh Đào và chỉ cần tuân theo bản đồ hướng dẫn để đến Thiền Viện. Trên đường đến chùa, bạn cũng có thể ghé thăm những địa điểm du lịch lân cận như Vườn Dâu Tây Thánh Mẫu, Thung Lũng Tình Yêu, Rừng Hoa Khô Đà Lạt để trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị.
Với kiến trúc độc đáo và không gian yên bình, chùa Vạn Hạnh là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và thư giãn tinh thần trong chuyến du lịch Đà Lạt của mình. Hãy dành thời gian ghé thăm chùa Vạn Hạnh để khám phá vẻ đẹp tĩnh lặng và thanh bình tại nơi đây.
.Xem thêm chùa vô ưu , chùa vĩnh long .Kết luận
Chùa Vạn Hạnh Đà Lạt là một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái. Nơi đây mang đến cho người tham quan không chỉ là cảm giác bình yên và tĩnh lặng mà còn là cơ hội để tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và lịch sử đất nước.
Chùa Vô Ưu và chùa Vĩnh Long cũng là những điểm đến linh thiêng, mang lại nguồn năng lượng tích cực và sự an lành cho tất cả mọi người. Qua việc viếng thăm những ngôi chùa này, chúng ta có thể học hỏi và trau dồi tâm hồn, tìm thấy sự yên bình và tận hưởng những phút giây thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Bình luận về Thiền viện Chùa Vạn Hạnh Đà Lạt - Nơi linh thiêng và yên bình
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm